BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Hiện nay các trường học trên cả nước đang phấn khởi, hào hứng bắt đầu cho năm học mới. Tuy nhiên, lợi dụng thời điểm này, các tổ chức, cá nhân chống đối, thù hằn với Việt Nam như Việt Tân, Chân trời mới Media, BBC Tiếng Việt, RFA,… lại đẩy mạnh lan truyền những bài viết có nội dung xuyên tạc về chính sách giáo dục của Việt Nam như cho rằng: mùa khai trường là mùa lạm thu, học sinh nước ngoài “thiệt thòi” hơn học sinh Việt Nam là không được đóng học phí và các loại tiền khác để xây dựng trường lớp, Chính quyền không quan tâm đến giáo dục việc đưa ra chủ trương “bảo đảm công bằng trong giáo dục, để không ai bị bỏ lại phía sau” chỉ là mị dân, nền giáo dục Việt Nam đầy bất công tiêu cực,… nhằm mục đích làm suy giảm uy tín của nền giáo dục, phủ nhận thành tựu giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng nhà nước, kích động tư tưởng bất mãn chống đối với chính quyền.

Trước hết có thể khẳng định đó là những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, hết sức trắng trợn, đã bất chấp thực tế để phủ nhận tất cả những thành tựu, cố gắng và kết quả mà đất nước ta đã đạt được trong sự nghiệp giáo dục đào tạo thời gian qua.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của giáo dục của đất nước ta; theo Người “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; cả cuộc đời người chỉ có một sự ham muốn ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập; đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Thấm nhuần lời dạy của người, cho đến tận ngày hôm nay, Đảng Nhà nước đã luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo; coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Theo Luật Giáo dục và Đào tạo 2019:

“1. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục…”

Với chương trình giáo dục bắt buộc thì học sinh thuộc diện giáo dục bắt buộc không phải nộp học phí. Nhà nước bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện giáo dục bắt buộc; ở địa bàn không đủ trường công lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ đóng học phí đối với học sinh trong trường tư thục (Điều 97, Luật Giáo dục và Đào tạo 2019). Như vậy, theo quy định của pháp luật, cấp tiểu học là cấp bắt buộc, không thu học phí ở trường công lập. Việc thu học phí ở các trường tư thục cũng phải thực hiện theo đúng quy định tại từng địa phương. Mức thu học phí ở trường tư thục được quyết định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương. Về quy định mức học thu học phí năm học 2023 - 2024, tại Thông báo số 300/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP theo hướng không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Qua đó, có thể khẳng định rằng việc thu học phí của các trường và các cơ sở pháp luật đã được pháp luật quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số nhà trường, cơ sở giáo dục đưa ra mức thu chưa hợp lý, nhận được sự phản đối của phụ huynh học sinh và đã được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, chấn chỉnh kịp thời; nhưng đây không phải là đa số và cũng không đại diện cho nền giáo dục của Việt Nam nhất là trong một hệ thống giáo dục rộng lớn đang phát triển một cách đa diện dưới tác động của nền kinh tế thị trường.

Do đó, việc các thế lực thù địch lấy một sự việc cụ thể để quy chụp, gây hiểu lầm cho cả một nền giáo dục Việt Nam là không thể chấp nhận được và để không bị dẫn dắt trước các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, mỗi chúng ta cần phải nắm rõ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với công tác tổ chức, quản lý ở từng lĩnh vực cụ thể; tỉnh táo, suy xét trên nhiều khía cạnh đối với một sự việc cụ thể trước khi quyết định đặt niềm tin vào bất cứ vấn đề nào./.

Các bài viết khác

Đang online: 1
Tổng truy cập: 332056