văn bản
Tài liệu sinh hoạt Chi đoàn tháng 10 năm 2018

QUẬN LIÊN CHIỂU

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN

Tháng 10/2018

 

 

 

 

 

 

TRONG HAI NGÀY (06, 07/10/2018). LỄ QUỐC TANG ĐỒNG CHÍ: ĐỖ MƯỜI – CỐ TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

1. Đồng chí Đỗ Mười tư duy nhạy bén, sắc sảo, hành động quyết liệt.

Tôi tham gia cách mạng sau anh Mười khá lâu. Trước đây, tôi tham gia chiến đấu ở các chiến trường, nên ít có dịp được gần anh, nhưng danh tiếng và công tích cống hiến cho cách mạng của anh, tôi đã được nghe kể nhiều và rất mến phục anh. Anh Đỗ Mười tham gia phong trào dân chủ năm 1936, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.

Anh bị thực dân Pháp bắt năm 1941, kết án 10 năm tù, giam ở Hỏa Lò. Tháng 3/1945, anh vượt ngục. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, anh được giao nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch ở nhiều tỉnh, Bí thư Khu ủy, Chính ủy Quân khu, Tư lệnh Khu Tả ngạn sông Hồng, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu III, Phó Chủ nhiệm Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ương thời kỳ chống đế quốc Mỹ, trực tiếp tổ chức chỉ đạo xây dựng đường ống dẫn dầu bí mật từ Lạng Sơn vào chiến trường miền Nam. Từ sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nhất là sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, anh Đỗ Mười đảm nhận những trọng trách: Bộ trưởng Bộ Nội thương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản, Phó Thủ tướng nhiều khóa, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1988 - 1991), Thường trực Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 

Hơn 70 năm liên tục công tác, được phân công phụ trách nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của Đảng và Nhà nước, cả trong chiến tranh và trong hòa bình xây dựng, anh được tôi luyện, thử thách trong thực tiễn trở thành một cán bộ có bản lĩnh vững vàng, sắc sảo, quyết đoán, gắn bó máu thịt với nhân dân. Ở anh thực tiễn và lý luận quyện chặt với nhau, thể hiện giữa chính trị và kinh tế, giữa Đảng và chính quyền và nhân dân tạo nên chất xám trong anh, góp phần quan trọng khi anh đề xuất các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đúng đắn, phù hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ.

Yêu mến và quý trọng anh Mười từ rất lâu, nhưng mãi đến năm 1991, khi tôi rời chiến trường Campuchia về công tác ở Bộ Quốc phòng, được tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi tham gia Ban Bí thư, làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi mới được gần anh Đỗ Mười, học anh và hiểu anh nhiều hơn. Anh giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ Khóa VII đến nửa Khóa VIII. Anh là Tổng Bí thư Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, nên chúng tôi được gặp, làm việc với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn. Anh Đỗ Mười là một con người sâu sát thực tế, sâu sát quần chúng nhân dân, nói đi đôi với làm, có tư duy nhạy bén, sắc sảo. Anh là một con người hành động, hành động quyết liệt.

Trong công tác xây dựng Đảng, anh luôn giữ vững nguyên tắc, kiên định lập trường, chịu lắng nghe, chăm lo, phát hiện và bồi dưỡng cán bộ cho Đảng. Còn nhớ, khi tôi là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, một lần anh Mười cùng dự sinh hoạt với Quân ủy Trung ương, lắng nghe tôi phát biểu, cùng tranh luận, ít lâu sau anh đề nghị với Quân ủy Trung ương dành thời gian thích đáng để tôi được tham gia trực Đảng cùng với đồng chí Đào Duy Tùng. Khi cả anh và anh Đào Duy Tùng đi công tác vắng, anh gọi tôi đến và giao tôi trực Đảng. Anh nói: "Việc này mới đối với đồng chí, nhưng cứ làm rồi quen dần". Tôi hiểu, đây là cách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Tổng Bí thư Đỗ Mười. Không chỉ riêng tôi mà trong nhiều trường hợp khác, qua cách chọn cán bộ, giao việc của anh Mười tôi thấy anh là người luôn chăm lo đào tạo cán bộ cho Đảng và Nhà nước, nhất là những cán bộ đã kinh qua chiến đấu ở các chiến trường, con em các đồng chí cách mạng lão thành, con em các đồng chí thương binh, liệt sỹ.

Không chỉ trong xây dựng Đảng mà trong xây dựng và phát triển kinh tế, anh Đỗ Mười được phân công phụ trách nhiều lĩnh vực quan trọng. Anh rất quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp cơ khí chế tạo, tài chính, ngân hàng, xây dựng nông thôn mới, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Anh đi nhiều, nghe nhiều, đọc nhiều và rất thích tranh luận trong các hội nghị các ngành ở Trung ương và cả các cuộc họp ở cơ sở. Anh say sưa tranh luận đến cùng từng sự việc, nên không phải không có lúc người ta tưởng anh có tư tưởng áp đặt, mất dân chủ. Nhưng càng gần anh, càng hiểu anh, tôi càng thấy anh là một người nói to, nói lớn, nhưng làm nhiều, là một đồng chí lãnh đạo thực sự cầu thị; có lúc anh nói rất căng, nhưng khi được nghe trình bày lại một cách cặn kẽ, hiểu rõ thì anh sẵn sàng thay đổi quan điểm, thay đổi nhận xét cả trong các công việc, cả về những con người cụ thể. Anh là một người vì lẽ phải, nghe lẽ phải, chính anh là người đóng góp tích cực cho Nghị quyết của Trung ương về xây dựng cơ chế dân chủ ở cơ sở. Ở cương vị cao, nhưng anh Đỗ Mười luôn chịu khó đọc sách, tích lũy kiến thức từ những chuyến đi cơ sở. Ngay cả khi đã nghỉ, tuổi đã cao, nhưng nhiều lần đến thăm anh, tôi vẫn thấy anh miệt mài đọc sách. Anh là độc giả số một, đọc nhiều sách nhất của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Câu chuyện trong những lần tôi gặp anh không có gì ngoài những băn khoăn làm thế nào để công tác xây dựng Đảng ngày càng tốt hơn, để ngày càng giảm đi những cán bộ lãnh đạo thoái hóa, biến chất, mất lòng dân, làm thế nào để chọn đúng những cán bộ chủ trì của Đảng, Nhà nước, xứng tầm với sự lớn mạnh của Đảng, sự phát triển của đất nước. Là Tổng Bí thư nối tiếp anh, khi cả hai người đều đã nghỉ, tôi càng nhớ lại khi anh còn làm Tổng Bí thư, trong họp bàn về chủ trương cũng như nhân sự cụ thể, khi còn có ý kiến khác nhau thì anh là người đấu tranh mạnh mẽ, nói rõ quan điểm của mình. Tinh thần đó đã làm cho các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cả Trung ương đều tranh luận sôi nổi, tranh luận để đi đến thống nhất chứ không một chiều, "độc diễn", độc đoán.

Tham gia cách mạng từ khi còn trẻ, đến nay tuổi đã gần 100  nhưng anh Đỗ Mười vẫn giữ nguyên tính cách của một người cộng sản trung kiên, một con người của hành động. Anh vẫn đọc, vẫn nghe và vui mừng trước các thành tựu của đất nước, trăn trở trước những khó khăn của đời sống nhân dân ở một số vùng. Anh buồn vì một số tồn tại, yếu kém trong Đảng, trong một số cán bộ Đảng và chính quyền các cấp chậm được khắc phục. Tôi quý trọng và học tập tinh thần cách mạng, suốt đời vì nước, vì dân, mãi mãi tận tụy với Đảng, tận hiếu với nhân dân của anh Đỗ Mười./.

(*) Theo cuốn: “Đồng chí Đỗ Mười, dấu ấn qua những chặng đường lịch sử”. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật; Hà Nội, 2012.

Nguyên Tổng Bí thư LÊ KHẢ PHIÊU
Theo Báo Quân đội nhân dân 
Nguyễn Thị Hương (st)

 

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THÀNH LẬP

HỘI LHTN VIỆT NAM (15/10/1956 -15/10/2018)

 

2. Bác Hồ với thanh niên trong thời kỳ mới

Trong những ngày này, Thanh niên cả nước đang hướng về Bác với tất cả lòng thành kính. Người đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí minh không quên chăm lo đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho thanh thiếu niên bởi đó là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với Người thì thanh niên là người tiếp sức cho cách mạng đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thiếu niên, nhi đồng. Thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà. Thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên là lực lượng luôn đi đầu trong mọi công việc với khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có. Việc gì khó thanh niên làm”.

Từ khi hãy còn là một thanh niên yêu nước, trải qua những tháng năm bôn ba xứ người, Người luôn canh cánh con đường giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, lầm than và đào tạo thế hệ kế cận gánh vác trọng trách của nước nhà. Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tâm huyết cho việc xây dựng, tổ chức, dẫn dắt các thế hệ thanh niên đến với cách mạng, tham gia vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ Châu Âu, Châu Mỹ xa xôi đến khi về Quảng Châu - Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng được một đội ngũ những nhà yêu nước trẻ tuổi, trung thành tuyệt đối với con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Những thanh niên ưu tú đó đồng thời đã là những hạt nhân để tiến tới việc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt nam sau này. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên có thể tham gia hoạt động cách mạng, phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Song song với việc học tập không ngừng, Bác Hồ cũng dành nhiều sự quan tâm giáo dục thanh niên phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư. Bác khuyên thanh niên không được ngại khó khăn, gian khổ, không nề nguy hiểm trong công tác, học tập, chiến đấu. Trong cuộc sống, Bác căn dặn thanh niên biết yêu thương gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi, nâng đỡ, dìu dắt thiếu nhi, quý trọng và hiếu thảo với nhân dân. Thanh niên phải ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Dù ở thời đại nào, thanh niên cũng phải không ngừng vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là đội quân chủ lực của cách mạng. Bởi một lẽ như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Đến năm 1947, trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”. Trong Di chúc, Người không quên căn dặn Đảng ta phải quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh niên trở thành những người có tài, có tâm, có lập trường tư tưởng vững chắc, trung thành với mục đích của Đảng, lợi ích của nhân dân, đủ sức gánh vác những trọng trách mới mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Thanh niên “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng”(Chủ tịch Hồ Chí Minh). Vì vậy, việc bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết.

Thanh niên Việt Nam dù ở thời đại nào, dù trong chiến tranh hay thời bình đều cần phải rèn luyện qua thử thách, qua môi trường sống với tinh thần "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên" để tôi luyện nên ý chí của tuổi trẻ, khi đứng trước bất cứ khó khăn nào cũng vững gan, bền chí vượt qua. Thanh niên cả nước hôm nay luôn nêu cao tinh thần yêu nước quật cường của các thế hệ cha anh đi trước, phát huy truyền thống của dân tộc, hăng hái, sôi nổi hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào xung kích, tình nguyện: “Tuổi trẻ tình nguyện”, chương trình “Mùa hè xanh”, đồng hành… (Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp), tích cực tham gia các diễn đàn: "Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại", "Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi",…

Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế, Đảng ta vẫn thấm nhuần những lời dạy của Người về công tác thanh niên, đưa việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trở thành sinh hoạt chính trị thường xuyên đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Các thế hệ thanh thiếu niên ngày nay ý thức được trách nhiệm, quyền lợi của mình cần phải ra sức rèn luyện, học tập nâng cao mọi mặt trình độ, kiến thức, làm chủ khoa học công nghệ, đặc biệt là trau dồi, tu dưỡng đạo đức cách mạng, trở thành những người “vừa hồng vừa chuyên” như lời Bác dạy, để xứng đáng là những chủ nhân của đất nước trong thời kỳ mới.

Hoàng Văn Vân

3. Những sự kiện Lịch sử trong tháng 10.

- 01/10/1991: Kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi.

- 10/10/1954: Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ Đô.

- 13/10/1945: Kỷ niệm Ngày thành lập doanh nhân Việt Nam.

- 14/10/1930: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam.

- 15/10/1956: Kỷ niệm Ngày thành lập hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

- 15/10/1930: Kỷ niệm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng.

- 20/10/1930: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

01/10/1991: Ngày Quốc tế Người cao tuổi

Ý thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, năm 1982 lần đầu tiên Liên Hiệp quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, viện trưởng viện lão khoa Việt Nam. Hội nghị đã thông qua chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già và khuyến nghị chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực: 

* Sức khoẻ và ăn uống

* Nhà ở và môi trường.

* Gia đình.

* Dịch vụ và bảo trợ xã hội.

* Việc làm.

* Nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi.

Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới ở Áo, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi, bắt đầu từ 01/10/1991.

 

15/10/1956: Kỷ niệm Ngày thành lập hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

 

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, phấn đấu trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam ngày càng xứng đáng là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của thanh niên.

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương phải hình thành một mặt trận thanh niên rộng rãi và thống nhất do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh chuẩn bị hình thành mặt trận đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên lấy tên là Đoàn thanh niên Việt Nam. Tháng 6/1946, Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời (gọi tắt là Đoàn Thanh niên Việt Nam), sau đổi thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam - một tổ chức rộng rãi của mọi thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Cuối năm 1946, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới.

I. KHÁI QUÁT

1. Giới thiệu chung

- Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội LHTN Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. 

- Hội LHTN Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

- Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Hội LHTN Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang: đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên đóng góp xứng đáng cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Bước vào thời kỳ mới, Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tài năng và sức trẻ của thanh niên, đoàn kết mọi thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của tuổi trẻ.

- Hội LHTN Việt Nam đoàn kết, hợp tác với thanh niên, các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2. Tôn chỉ, mục đích của Hội

Hội LHTN Việt Nam có mục đích: Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

3. Chức năng của Hội LHTN Việt Nam

- Tập hợp, đoàn kết, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam. Hướng dẫn và tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên và tổ chức thành niên trước pháp luật và công luận.

4. Nhiệm vụ của Hội LHTN Việt Nam

- Đoàn kết, tập hợp các lực lượng thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cống hiến tài năng, sức trẻ cho mục tiêu chung, khuyến khích hội viên và thanh niên tham gia tích cực vào hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện.

- Tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần giải quyết và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên, thanh niên.

- Kêu gọi và kiến nghị kịp thời với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cùng chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và các tổ chức thành viên.

- Đoàn kết hợp tác với tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của tuổi trẻ.

- Thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

5. Cơ cấu tổ chức của Hội LHTN Việt Nam

a. Hệ thống Ủy ban Hội các cấp:

- Hội LHTN Việt Nam được thành lập:

+ Cấp Trung ương.

+ Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương

+ Cấp quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

+ Cấp xã, phường, thị trấn và tương đương.

Hiện nay 63/63 tỉnh, thành phố đã có Ủy ban Hội và Hội LHTN Việt Nam Tập Đoàn Sông Đà trực thuộc Trung ương Hội LHTN Việt Nam và có mạng lưới chi Hội, Câu lạc bộ, Tổ, Đội, Nhóm thanh niên ở cơ sở.

b. Các tổ chức thành viên tập thể của Hội LHTN Việt Nam:

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

- Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

- Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam

- Ban vận động thành lập Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam

- Ban vận động thành lập Hội Công nghệ và Tin học trẻ Việt Nam

- Ban vận động thành lập Hội Xây dựng trẻ Việt Nam

- Ban vận động thành lập Hội Tài chính Ngân hàng trẻ Việt Nam

c. Các đơn vị trực thuộc Hội LHTN Việt Nam:

- Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên

- Trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân và gia đình

- Trung tâm giáo dục vị thành niên

- Trung tâm Dạy nghề thanh niên

- Báo thanh niên

- Hãng phim thanh niên

- Cổng tri thức Thánh Gióng (www.thanhgiong.vn)

PHẦN II: CÁC MỐC SON LỊCH SỬ

Các kỳ Đại hội và Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam trong các nhiệm kỳ

* Tháng 6/1946, Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời (gọi tắt là Đoàn Thanh niên Việt Nam), sau đổi thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam - là tổ chức rộng rãi của mọi thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Cuối năm 1946 Liên đoàn Thanh niên Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới.

* Tháng 02/1950, Liên đoàn thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ I tại căn cứ địa Việt Bắc trong khói lửa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên với vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Chí Thanh (nguyên là Uỷ viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.

* Ngày 08/10/1956, Trung ương Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận động mặt trận thống nhất thanh niên tổ chức Đại hội tại Nhà hát lớn – Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam với tên gọi chung là Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam. Huấn thị tại Đại hội, Bác Hồ căn dặn: “Là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, để mình làm chủ mai sau”. Bác sỹ - Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch được bầu làm Chủ tịch Hội.

* Tháng 12/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Giáo sư Phạm Huy Thông được bầu làm Chủ tịch.

* Ngày 08/12/1994, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ III được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với 400 đại biểu chính thức. Đại hội đã thông qua Điều lệ mới, hiệp thương chọn cử anh Hồ Đức Việt, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội và quyết định lấy ngày 15/10/1956 là ngày truyền thống hàng năm của Hội LHTN Việt Nam.

* Từ ngày 13-15/01/2000, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với 599 đại biểu. Đại hội hiệp thương chọn cử chị Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. 

- Tháng 02/2003, anh Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn được bầu làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thay chị Trương Thị Mai nhận nhiệm vụ mới.

- Ngày 25-27/02/2005, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ V đã diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với 798 đại biểu. Bí thư Trung ương Đoàn Nông Quốc Tuấn làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. 

- Tháng 02/2008, anh Võ Văn Thưởng, Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đã được bầu làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thay anh Nông Quốc Tuấn nhận nhiệm vụ mới.

Đại hội VI diễn ra trong 02 ngày 26-27/4/2010 tại Hà Nội với 995 đại biểu. Anh Nguyễn Phước Lộc, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam khóa V được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa VI.

- Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam lần thứ 7, khóa VI, anh Phan Văn Mãi, Bí thư thường trực Ban chấp hành Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa VI thay anh Nguyễn Phước Lộc được điều động, phân công nhận nhiệm vụ mới.

- Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam lần thứ 10, khóa VI, anh Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa VI thay anh Phan Văn Mãi được điều động, phân công nhận nhiệm vụ mới.

* Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014 - 2019 diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 12 năm 2014 tại Thủ đô Hà Nội với 800 đại biểu chính thức là những cán bộ Hội, hội viên xuất sắc và cá nhân tiêu biểu trong và ngoài nước, đại diện cho khối đại đoàn kết các tầng lớp thanh niên của 54 dân tộc Việt Nam. Đại hội đã hiệp thương chọn cử anh Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VI được hiệp thương chọn cử giữ chức Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2014 – 2019.

PHẦN III: CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

a. Hoạt động của Hội LHTN Việt Nam hiện nay

Mục tiêu: Xây dựng Hội LHTN Việt Nam vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên, cổ vũ thanh niên xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, lập thân, lập nghiệp; phát huy tài năng và sức trẻ của thanh niên trong hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Các cuộc vận động của Hội

- Cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp - sống có ích” .

- Cuộc vận động “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”.

- Cuộc vận động “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”.

Các chương trình của Hội:

- Chương trình 1: “Khi Tổ quốc cần”.

- Chương trình 2: Xây dựng, phát triển tổ chức Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.

văn bản

Đang online: 1
Tổng truy cập: 319912