HOẠT ĐỘNG ĐỘI

Liên Chiểu xây dựng diễn đàn “Xây dựng văn hóa ứng xử học đường” năm học 2018-2019

Hội đồng đội quận Liên Chiểu chỉ đạo các Liên đội tổ chức chuyên đề sinh hoạt dưới cờ “Văn hóa giao tiếp và ứng xử trong trường học” năm 2019, làm điểm tại trường TH Nguyễn Văn Trỗi và THCS Lương Thế Vinh, quận Liên Chiểu

Đây là hoạt động nhằm cung cấp cho học sinh toàn trường và thầy cô giáo cái nhìn toàn diện cũng như những kinh nghiệm quý báu trong vấn đề giao tiếp, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống đời thường và đặc biệt trong giáo dục các em học sinh hiện nay vì “Văn hóa học đường” là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp.

Theo thống kê của Bộ GDĐT cả nước đã xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trong những năm gần đây, số lượng học sinh bị kỷ luật, bị buộc thôi học vì văn hóa ứng xử và tư cách đạo đức “có vấn đề” gia tăng đến mức báo động, cụ thể:

  • Học sinh vô lễ với thầy cô giáo, cha mẹ, ông bà, người lớn.
  • Xả rác bừa bãi, phá hoại môi trường.
  • Tiêu pha lãng phí.
  • Ham chơi lêu lổng, bỏ học, trốn học đi chơi game, trộm cắp.
  • Đánh nhau, ăn mặc hở hang, sống vội…

Nguyên nhân:

  • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
  • Do ảnh hưởng từ môi trường: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi…
  • Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

Nhà trường đã phối hợp với Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm Đà Nẵng tổ chức chuyên đề “Văn hóa giao tiếp và ứng xử trong trường học” với nhiều hoạt động nhằm nâng cao khả năng ứng xử văn minh, giao tiếp một cách có văn hóa nhất trong trường học. Có thái độ đúng mực, lễ phép, tôn trọng; biết chào hỏi, xưng hô có chuẩn mực, coa dạ thưa với thầy cô giáo, người lớn, cán bộ nhân viên trong trường nói riêng và mọi người trong cộng đồng, xã hội nói chung.

Thông qua trò chơi hoạt động, học sinh rút ra được ý thức gìn giữ trật tự, có thái độ hòa nhã trong ứng xử, biết cách tránh gây xung đột với mọi người xung quanh. Tự giác bỏ rác vào thùng, đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

          Qua tuyên truyền và trò chơi vui nhộn mà chuyên đề đưa ra, học sinh nhận diện được hành động văn Minh hay chưa tốt trên mạng xã hội. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường biết cập nhật kiến thức, kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng một cách đúng mực, văn minh và hiệu quả nhất. Tránh biến bản thân thành các “Anh hùng bàn phím”, có biểu hiện nói tục chủi thề, nói xấu bôi nhọ danh dự của người khác, so sánh, miệt thị … việc này gây phẩn cảm thậm chí có nhiều vụ tự tử thương tâm chỉ vì búa rìa dư luận.

          Một lần nữa khẳng định việc thực hiện chuyên đề góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh luôn được thầy cô giáo, CB-VC, phụ huynh và học sinh toàn trường quan tâm. Xây dưng văn hóa giao tiếp và ứng xử trong trường học là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có đức độ, tài năng nhằm phục vụ đất nước trong tương lai. Người xưa thường dạy con cháu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” chính là rất coi trọng vấn đề này. Nó không chỉ tạo dựng mối quan hệ với người xung quanh mà còn thể hiện tư cách, phẩm chất của cá nhân. Đối với lứa tuổi học sinh, các em phải có thái độ văn minh khi giao tiếp với người xung quanh để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi và trở thành một công dân văn minh, lịch sự, có văn hóa.

Các bài viết khác

Đang online: 1
Tổng truy cập: 319763